Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Quản trị nhân sự chủ chốt tại Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam- Nhân thức và hướng đi

&Ldquo; Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở chất lượng hàng hóa- dịch vụ, ở công tác tiếp thị- quảng cáo mà chưa chủ trọng vào màn đầu tư nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn, dẫn đến sự thiếu hụt cán bộ quản lý giỏi và cán bộ nguồn.&Rdquo;

1.  Nhận định chung về nhân sự chủ chốt trong Doanh nghiệp

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân sự chủ chốt nhưng về cơ bản nhân sự chủ chốt được hiểu là :
-  Những người giữ vững vị trí then chốt, cốt yếu, và tham gia vào công tác điều hành của Doanh nghiệp
-  Những người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược của Doanh nghiệp, văn hóa Doanh nghiệp và các quy trình sản xuất kinh doanh
-  Những người có tài năng, năng lực để đóng góp lớn cho sự phát triển của Doanh nghiệp trong quá khứ và cam kết với tương lai
Có thể nói nhân sự chủ chốt là bộ khung của moiix Doanh nghiệp mà người đứng đầu là CEO, với kĩ năng ra quyết định các tình huống chính chuẩn với chất lượng chuyên môn cao để vận hành Doanh nghiệp. Họ sử dụng trí tuệ cá nhân cũng như trí năng của Doanh nghiệp.

2.  Lãnh đạo các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần quan tâm đến vấn đề quản trị nhân sự chủ chốt là do:

2.1.  Sự tăng trưởng và phát triển nhanh của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Có thể nhận thấy một thực tế là tốc độ phát triển về hoạt động sản xuất – kinh doanh trong Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay đang nhanh hơn là tốc độ phát triển về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân sự chủ chốt. Thậm chí có những giai đoạn, để nắm bắt được thời cơ- cơ hội kinh doanh, Doanh nghiệp phải chấp nhận sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng và luôn phải chạy theo kịp và đáp ứng yêu cầu của sản xuất- kinh doanh.

2.2.  Khan hiếm về nguồn nhân lực có chất lượng

Tại thị trường lao động Việt Nam hiện nay, do mới hình thành và phát triển nên nguồn tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm và cập nhật kiến thức mới rất ít. Đánh giá chung về năng lực của nhân sự chủ chốt trong Doanh nghiệp còn ở mức rất khiêm tốn về cả kiến thức chuyên  môn , về kĩ năng tác nghiệp, khả năng quản lý nhân viên…đòi hỏi các Doanh nghiệp phải đi từ săn và tuyển sang chiến lược và chính sách xây dựng trong quản trị nhân sự chủ chốt để phát triển bền vững.

2.3.  Áp lực cạnh tranh

Bối cảnh nền kinh tế với những áp lực, cạnh tranh đòi hỏi Doanh nghiệp nói chung và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng phải có nhiều thay đổi về phương thức quản lý các nguồn lực, trong đó có nguồn lực con người. Công tác thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài cũng cần phải được làm một các hệ thống, bài bản, tránh tình tranmgj tùy hứng “ bốc thuốc”, tức là phải có một hệ thống quản trị nhân sự chủ chốt chuyên nghiệp và hiệu quả.

3. Tại sao nhân sự chủ chốt chưa phát triển được trong Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam

 Trên thực tế hiện nay chỉ có khoảng 30% Doanh nghiệp Việt Nam có xây dựng chiến lược Nguồn nhân lực. Chủ Doanh nghiệp và Ban điều hành chưa nhận thức đúng đắn về vai trò then chốt của nguồn nhân lực con người và quản trị nhân sự chủ chốt đối với sự thành công của Doanh nghiệp.
Vấn đề năng lực và hiệu suất lao động của nhân sự chủ chốt trong các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa cao, hay công tác quản trị nhân sự chủ chốt ở trong các Doanh nghiệp này chưa được thực hiện tốt, phải chăng nằm ở bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế vĩ mô, nhận thức các nhân và tư duy lãnh đạo, quản lý. Việc chỉ ra một số nguyên nhân này sẽ giúp cho đề tài nghiên cứu đưa ra được những giải pháp đúng đắn giúp cho Doanh nghiệp nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt và có được một chính sách quản trị nhân sự chủ chốt phù hợp trong tương lai:
 -  Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đa phần xuất phát từ quy mô nhỏ, hạn chế về tầm vóc và nguồn nhân lực.Do đó, việc thực hiện quản trị nhân lực một cách đầy đủ và chuyên nghiệp vẫn chỉ là cấu chuyện về lý thuyết và xa xỉ.
 -  Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đại đa số đi lên từ các Doanh nghiệp có tính chất cá thể, gia đình, vfa người chủ chính là người điều hành Doanh nghiệp. Tuy nhiên do môi trường pháp luật Việt Nam chưa ổn định , hành lang pháp lý chưa đồng bộ nên các chủ Doanh nghiệp vừa làm vừa dò dẫm, nghe ngóng, tính toàn. Họ khó có thể hoạch định chính xác các chiến lược phát triển dài hơn từ 5-10 năm cho Doanh nghiệp của mình.
 -  Cũng do yếu tố lịch sử cá chủ Doanh nghiệp tư nhân thường là những cá nhân có năng lực chuyên môn tốt, và họ tận dụng chuyên môn đó để lập nghiệp, mở Doanh nghiệp và đồng thời đứng ra vận hành Doanh nghiệp. Họ hiểu rõ Doanh nghiệp mình, họ dám thử thách, đương đầu và sẵn sàng đánh đổi để chèo lái con thuyền Doanh nghiệp ấy.Họ chủ yếu thành công bằng kinh nghiệm, bằng thực tế, nên bị hổng về lý thuyết chưa được đào tạo bài bản để có thể tổ chức vận hành Doanh nghiệp mình theo một hệ thống quản trị chuyên nghiệp, đặc biệt là quản trị nhân sự.
 -  Một trong những yếu kém mà chủ Doanh nghiệp, Doanh nhân chưa nhìn ra được, đó chính là yếu kém trong nhận thức về năng lực bản thân, về tư duy lãnh đạo chiến lược, về chính sách quản lý, trong đó có quản lý nguồn nhân lực, tài sản quý giá của Doanh nghiệp.
 -  Trải qua thời gian và cùng với sự phát triển thì mô hình “ CEO làm thuê” trong Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô lớn đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên một thực tế  là các “ CEO làm thuê” đang thực hiện tròn vai, tròn chức trách thì có nhiều, nhưng thực sự thành công thì còn ít gặp.
 -  Ngoài ra có thể thấy rằng, mô hình tư nhân với vốn hay cổ phần chi phối thuộc một hay một số ít người dẫn đến việc người hay những người làm chủ luôn muốn giám sát chặt chẽ động thái của Doanh nghiệp vì “ đồng tiền đi liền khúc ruột” nên khả năng trao quyền của họ cho các CEO  làm thuê là chưa cao.
 -  Trong giai đoạn khởi động khởi đầu hoặc vận hành hiện tại thì chủ Doanh nghiệp tư nhân có xu hướng sử dụng hoặc ưu tiên người nhà, người quen biết vào nắm các vị trí quản lý trong Doanh nghiệp cho dù năng lực của những người này chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, vì họ đặt yếu tố “ tin tưởng” và “ cam kết, ràng buộc” cao hơn yếu tố “ năng lực”.
 -  Trên thực tế không phải người chru Doanh nghiệp hay người thay mặt họ là CEP nào cũng nhận thức được đúng vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ nhân sự chủ chốt cấp trung để từ đó “ chiêu hiền đãi sĩ” , “ trọng dụng nhân tài” cũng như bồi dưỡng phát huy đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ kế cận cho tương lai của Doanh nghiệp.
 -  Trong nhận thức của nhiều chủ Doanh nghiệp và các CEO, đào tạo chỉ được coi là chi phí vận hành chứ chưa phải là chi phí đầu tư của Doanh nghiệp, từ đó dẫn đến tâm lý ngại đào tạo, bồi dưỡng nhân viên từ dưới đi lên mà nghiêng về kiểu “ ăn xổi”, “ săn người”, “ giật người” từ nơi khác về đầu quân cho mình, khiến đội ngũ cán bộ cấp trung khó lòng trụ lâu đối với bất kỳ một Doanh nghiệp nào.

4. Hướng đi để có một đội ngũ nhân sự chủ chốt vững mạnh trong Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 Sẽ có rất nhiều những công trình nghiên cứu và kết luận để nâng cao hiệu quả việc quản trị nguồn nhân lực trong Doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này tác giả muốn nhấn mạnh hướng đi để có một đội ngũ nhân sự chủ chốt vững mạnh nằm ở tầm nhìn, tư duy lãnh đạo và chính sách quản trị ở tầm vi mô, bao gồm:
 -  Xây dựng một văn hóa Doanh nghiệp lành mạnh trong đó có những tuyên ngôn rõ ràng và minh bạch về chính sách nhân sự từ trên xuống.
 -  Chủ Doanh nghiệp cần có chủ trương sử dụng Nhân lực một cách nhất quán để tạo ra một Bộ máy điều hành và giúp việc phía dưới chuyên nghiệp, trong đó cần nhấn mạnh yếu tố Công bằng và Công tâm trong sử dụng nhân lực và đánh giá nhân viên
 -  Công tác tuyển lựa đầu vào vô cùng quan trọng, trong đó nhà tuyển dụng cần hiểu rõ đầu bài của Chủ doanh nghiệp và Ban điều hành. Yếu tố thái độ, phẩm chất, tính gắn bó và khả năng quản lý thực tiễn được đặt lên hành đầu.
 -  Yếu tố đắc nhân tâm là vô cùng quan trong.
 -  Việc trao quyền và trách nhiệm dựa trên năng lực và ý chí chứ không dựa vào yếu tố quan hệ để phục chúng.
 -  Tăng thêm sự gắn bó của các cấp nhân sự chủ chốt thông qua chế độ đãi ngô. Thường thì các bài toán tài chính như lương thưởng vẫn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên cần có những chính sách đãi ngộ mang tính nhân văn, đặc biệt là áp dụng cho cả gia đình cán bộ quản lý đó vì đó vừa là hình thức PR nội booj tốt nhất cho Doanh nghiệp tới từng người lao động và bản thân gia đình họ, vừa tăng niềm tự hào của cán bộ khi được làm việc tại Doanh nghiệp và mang về những chế độ thiết thực cho gia đình ngoài lương thường. Ngoài ra, đãi ngộ dựa vào thâm niên, tuy không nên lạm dụng vì nó có thể gây mất công bằng giữa người tài và người ở lâu năm trong Doanh nghiệp, nhưng cũng nên xem xét và áp dụng chính sách này vì nó tạo động lực rất lớn để tăng sự gắn bó vủa các cấp quản lý với Doanh nghiệp, điều mà các Doanh nghiệp quốc doanh đã làm khá thành công.

Kỷ Yếu Ngày nhân sự Việt Nam - Vietnam HRDay
ThS. NCS. Đỗ Vũ Phương Anh- Phó TGĐ Tập đoàn Doji

  tuyển dụng   CEO - đỉnh cao của   tuyển dụng

Nhắc đến các giám đốc điều hành (CEO) là ta nghĩ ngay đến những con người tài ba và đầy uy lực như Micheal Dell của Dell Computer, Larry Ellison tại Oracle Corp, Micheal Eisner tại Walt Disney ... CEO “được việc” sẽ đem lại cho công ty những lợi ích rất lớn, bởi họ sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra trôi chảy, hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đó lại là việc không mấy dễ dàng. Đã có những công ty mất hàng năm trời vẫn không thể tìm ra cho mình một CEO vừa ý.

Bạn cần một mẫu nhà quản lý như thế nào?

CEO là trung tâm của các hoạt động có tổ chức, là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến thành công, cũng như thất bại của công ty. Có một số yêu cầu đối với CEO như sau:

Yếu tố chính trị: phải là người có định hướng chính trị vững vàng, chấp hành đúng đường lối, chính sách và pháp luật. Các quyết định và chính sách mà CEO đề ra cần phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty, tích cực góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

Yếu tố tính cách: phải là những người trung thực, công bằng, nhiệt tình đối với công việc, có cuộc sống lành mạnh và trong sáng, biết hoà đồng với tập thể, biết quan tâm đến tình cảm và cuộc sống của người khác. CEO phải luôn biết cách nâng cao uy tín cá nhân bằng tài năng và đạo đức của mình trước tập thể. Đây là yếu tố tiên quyết để CEO có thể thành công trong bước tạo tiền đề cho sự thành đạt sau này. Các công ty nên tìm hiểu về vấn đề quản trị và những nguyên nhân khiến ứng viên ham muốn nghề này.

Yếu tố năng lực: phải là người toàn diện, ngoài các yêu cầu về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, CEO cần có khả năng tổ chức và có trình độ chuyên môn nhất định. Sự thông minh cũng yếu tố không thể thiếu. Tiêu chuẩn này được đánh giá thông qua hồ sơ của ứng viên và kết hợp với nhận xét của những người có liên quan. Khi cần có thể sử dụng thêm một số trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá trí tuệ của ứng viên.

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu khả năng phân tích và giao tiếp của ứng viên. Bạn có thể đánh giá khả năng này thông qua bản phúc trình, thư từ, các cuộc thảo luận, các đề nghị mới về một sự thay đổi chính sách hoặc một thể thức nào đó, một chương trình hành động nào đó. Bạn cần lưu ý thêm cách diễn đạt vấn đề của ứng viên CEO.

Vậy làm sao để tìm đúng CEO bạn cần?

Cách thức “săn lùng” CEO có thể khác nhau tuỳ theo công ty bạn cần anh ta cho vị trí nào, khả năng trình độ ra sao, mức thu nhập bao nhiêu. Có những công ty, khi có nhu cầu sẽ lập tức tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực để xác định thông tin, đối tượng cần săn lùng và …lôi kéo CEO của họ. Khó khăn nhất là làm thế nào để tiếp cận được với đối tượng. Một trong các mẹo hay được sử dụng là gọi điện đến nơi đối tượng đang làm việc và hỏi về một vấn đề thật đặc biệt, đôi khi thật khó, hoặc hứa hẹn một thương vụ hay một hướng kinh doanh thật hấp dẫn. Khi đó nhân viên trực điện thoại không thể không trả lời và sẽ tạo điều kiện để bạn liên hệ trực tiếp với “đối tượng”. Như vậy là bạn đã làm được 50% công việc của mình, bởi vì mặc dù đang có việc làm nhưng bản thân CEO cũng không biết được tương lai công ty mình đang làm sẽ ra sao, nhất là nếu có sự thay đổi chủ sở hữu hay lãnh đạo trực tiếp.

Chưa kể ai cũng cảm thấy thích thú khi thấy mình được đánh giá cao và săn đón, nhất là từ các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, các CEO có năng lực đang làm việc với những đối thủ cạnh tranh không dễ gì từ chối sự tiếp xúc này, nhất là qua đó họ còn biết được “giá” của mình trên thị trường   nhân sự   . Và khi đã nắm chắc được ý muốn của các đối tượng thích hợp, công ty chỉ còn mỗi việc chờ đợi sự ngã giá của đôi bên và đón nhận CEO mới về làm việc cho mình.

Đây là những trường hợp “săn đuổi CEO” đặc biệt. Còn thông thường, các công ty sẽ tổ chức những đợt tuyển dụng CEO. Khi đó, ứng viên vào chức vụ CEO thường là những người có kinh nghiệm quản trị, có những thành tích nhất định trong công tác hoặc là những học viên xuất sắc được   đào tạo   ở các trường quản trị kinh doanh. Quá trình tuyển chọn được tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng và chính xác.

Các ứng viên vào chức vụ CEO nên được yêu cầu giải quyết các tình huống giả định. Họ thực hiện các nhiệm vụ quản trị dưới sự giám sát của hội đồng tuyển chọn. Các câu trả lời của ứng viên phải được hội đồng tuyển chọn đánh giá và cho điểm. Một số công ty thường đề ra các bài tập kiểm tra CEO các dạng sau đây:

Bài tập tổng hợp: dạng này đòi hỏi các ứng viên CEO tìm cách tiếp cận, giải quyết các bảng báo cáo, các bảng ghi nhớ, các loại thư tín điện thoại, tổ chức hội họp và rất nhiều vấn đề khác được thu thập từ thực tế công việc hàng ngày của một CEO.

Hội thảo nhóm không có người đứng đầu: Các ứng viên vào chức vụ CEO được tổ chức thành nhóm mà không có người đứng đầu. Hội đồng tuyển chọn giao cho nhóm một số câu hỏi yêu cầu thảo luận. Các thành viên trong nhóm phải thảo luận và ra quyết định chung của cả nhóm. Hội đồng tuyển chọn sẽ đánh giá khả năng giao tiếp, khả năng thuyết phục nhóm chấp nhận ý kiến, khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng cá nhân của các thành viên trong nhóm.

Trò chơi quản trị: Trong trò chơi quản trị, các thành viên phải giải quyết các vấn đề mang tính chất thực tiễn. Họ đóng vai các thành viên trong ban giám đốc của hai hay nhiều công ty đối thủ đang cạnh tranh nhau trên thương trường. Họ cần phải ra quyết định về các vấn đề như sản xuất ra sao, quảng cáo như thế nào, kiểm soát bao nhiêu cổ phần... Loại bài tập này nhằm đánh giá ứng viên về khả năng tổ chức, kế hoạch, khả năng giao tiếp và khả năng giữ vai trò thủ lĩnh.

Trình diễn cá nhân: Phương thức này yêu cầu các ứng viên phải thuyết trình hay phát biểu về một chủ đề nào đó. Thông qua việc thuyết trình, hội đồng tuyển chọn đánh giá về khả năng xuất hiện của họ trước tập thể, cũng như cách trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc.

Trắc nghiệm có mục đích: Trắc nghiệm có mục đích bao gồm tất cả các loại kiểm tra, trắc nghiệm về cá nhân, về khả năng phản xạ của thần kinh, về sở thích, hứng thú của ứng viên vào vị trí CEO.

Phỏng vấn kết luận: Lúc này, các ứng viên đến phỏng vấn trực tiếp tại hội đồng tuyển chọn để ban lãnh đạo tìm hiểu kỹ hơn về sở thích, các kiến thức cơ bản về công việc trước đây và động cơ của họ. Sau lần phỏng vấn này, hội đồng có thể cho biết kết quả của từng ứng viên và công bố danh sách những người được tuyển dụng.

Ngày nay, các tập đoàn, công ty đa quốc gia đang gặp khó khăn nhiều hơn, cũng như phải chờ đợi lâu hơn để có được một CEO thích hợp cho công ty mình. Theo họ, một CEO giỏi sẽ giúp công ty giải quyết được những khó khăn trong kinh doanh, đồng thời lại có thể làm suy yếu đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, các công ty sẵn sàng chi từ 15 ngàn- 30 ngàn USD cho người môi giới nếu lôi kéo được đối tượng thích hợp từ các đối thủ cạnh tranh. Thế mới biết giá trị của một CEO có năng lực lớn đến mức nào!. Bạn có muốn mình tuyển dụng được một CEO như vậy? Hãy tìm hiểu những cách thức trên đây và hy vọng kết quả sẽ như mong đợi!

Quantri.Vn

0 nhận xét :

Đăng nhận xét